VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường Chúc tết các cơ quan, ban ngành thuộc Bộ NN-PTNT ở phía Nam

(Mard-9/1/2017): Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường có buổi gặp mặt chúc tết lãnh đạo các cơ quan, ban ngành thuộc Bộ NN-PTNT ở phía Nam nhân dịp xuân Đinh Dậu vào chiều 7/1.


Buổi gặp mặt diễn ra tại văn phòng phía Nam, Bộ NN-PTNT với sự có mặt của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, đại diện các cơ quan thuộc Bộ cùng các AHLĐ, nhà khoa học… có nhiều đóng góp cho nền nông nghiệp nước nhà.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, 2016 có thể nói là một năm khó khăn nhất của ngành nông nghiệp. Những biểu hiện cực đoan của thời tiết đã ảnh hưởng xấu đến mọi mặt đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp: Đầu năm chúng ta đón nhận đợt rét đậm, rét hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử 60 năm tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc, gây ra thiệt hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp; giữa năm là trận đại hạn hán lớn nhất trong lịch sử 100 năm xảy ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL. 10/13 tỉnh ĐBSCL phải công bố tình trạng hạn hán nghiêm trọng, 13 tỉnh ĐBSCL và 8 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên thiếu nước ngọt; tiếp theo là những trận lũ lụt lịch sử diễn ra tại miền Trung. Khi chúng ta chưa khắc phục được hậu quả từ thiên tai thì lại xảy ra sự cố môi trường do nhân tai, đó là vụ xả thải của Cty Formosa, gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với 4 tỉnh miền Trung. Đến 3 tháng cuối năm 2016, 8 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên phải hứng 5 đợt mưa lũ lịch sử với lượng mưa lên đến 2.300 - 2.700mm. “Tuy nhiên, đáng mừng là cuối cùng, chúng ta đã vượt qua khó khăn một cách xuất sắc. Yếu tố đầu tiên để chúng ta đạt được như vậy là nhờ có sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ lãnh đạo các ban ngành, đến doanh nghiệp, người nông dân. Thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp và quyết liệt để khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục và thúc đẩy sản xuất đối với những ngành hàng lợi thế”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Bước sang năm 1017, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để tiếp tục tăng trưởng, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với 3 thách thức lớn.


“Thách thức đầu tiên là vấn đề tổ chức sản xuất, hội viên sản xuất. Hiện nay, chúng ta có 12,8 triệu nông hộ, với 78 triệu miếng ruộng, cơ cấu sản xuất của nền nông nghiệp chúng ta vẫn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ của 12,8 triệu nông hộ, diện tích canh tác bình quân/hộ rất nhỏ. Để hội nhập quốc tế, chúng ta không thể lấy 12,8 triệu hộ và những miếng ruộng nhỏ lẻ kia làm công cụ, đòn bẩy cho hội nhập. Mà cần phải tổ chức lại sản xuất với những vùng chuyên canh, cánh đồng lớn, áp dụng đồng bộ KHKT… Nếu không giải được bài toán này thì không thể hội nhập. Thứ 2 là vấn đề biến đổi khí hậu. Như ở trên tôi nói, đây là vấn đề vô cùng quan trọng, và nông nghiệp sẽ là ngành bị thiệt hại lớn nhất bởi thiên tai, lũ lụt, hạn hán. Theo những gì chúng ta chứng kiến năm 2016 vừa qua thì biến đổi khí hậu đang diễn biến nhanh hơn dự báo. Đặc biệt là vùng ĐBSCL, không chỉ đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, mà còn cả nhân tai, đó là dòng Mekong bị chặn làm thủy điện của 5 nước. Bên cạnh đó là 500 ngàn giếng khoan, của người dân, khiến mực nước ngọt tụt xuống hàng năm. Chúng ta không sợ, chúng ta sẽ làm được, chỉ cần sự đồng lòng của tất cả chúng ta, và có giải pháp đúng, đồng bộ, thì sẽ giải quyết được. Thách thức thứ ba là hội nhập quốc tế sâu rộng. Hiện sản phẩm nông nghiệp của ta đã đi 180 nước. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm còn ít, chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, so sánh giữa nền nông nghiệp giữa Việt Nam và các nước thì họ bỏ chúng ta quá xa. Xa về tầm cỡ qui mô, về công nghệ, và chất lượng sản phẩm, hay nói cách khác là vấn đề ATTP. Đây cũng là thách thức lớn mà chúng ta cần từng bước giải quyết trong những năm tới”, Bộ trưởng nói.



Phúc Lập (nongnghiep.vn)