VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành phương án kiểm soát lũ tràn biên giới Việt Nam-Campuchia vào Đồng Tháp Mười

Tác giả: KSC. Nguyễn Tất Đạt
Phó Phòng Kế hoạch-Tổng hợp 


Ở Đồng bằng sông Cửu Long, kiểm soát lũ luôn là bài toán lớn và phức tạp, cả về kỹ thuật (giải pháp, mô hình...), kinh tế (nghiên cứu, đầu tư...), xã hội (bố trí dân cư, an toàn cho người dân...) và môi trường (tác động đến phân bố lũ, ô nhiễm trong vùng kiểm soát lũ...).

Đặc biệt, bài toán lại càng trở nên khó hơn đối với vùng Đồng Tháp Mười, nơi được xem là “đồng lụt kín”, khả năng nhận lũ thì cao mà khả năng thoát lũ thì kém. ĐTM, với dải biên giới ngập lũ dài khoảng 100 km, không chỉ bị ngập sâu trong nước lũ từ 2-4 m, mà còn là nơi chuyển lũ từ vùng ngập Campuchia sang, với lưu lượng 8.000-10.000 m3/s trong những năm lũ lớn và những năm lũ nhỏ cũng không dưới 3.000 m3/s. Hướng kiểm soát lũ chính cho cả 2 vùng TGLX và ĐTM được xác định là dòng lũ tràn theo dải biên giới. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận vào nội đồng và thoát lũ ra các cửa sông/rạch/kênh như thế nào, để vừa đảm bảo về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường, vừa không gây tác động tiêu cực lên mực nước lũ dải biên giới phía nước bạn Campuchia mà Hiệp định Mê Công về phát triển bền vững năm 1995 đã nêu, là vấn đề mà chúng ta quan tâm.

1. Một số đặc trưng lũ năm 1996 tại vùng Đồng Tháp Mười

Đặc trưng                                                                                     Định lượng
Qmax lũ vào 1996 (m3/s)                                                                8.270
- Tứ Thường                                                                                       2.534
- Dọc kênh Tân Thành-Lò Gạch                                                     8.270
Tổng lượng (tỷ m3)                                                                            26,8
- Mưa nội đồng                                                                                   4,0 (13%)
- Từ sông Tiền đến kênh Tân Thành                                             16,6 (51%)
- Từ kênh Tân Thành đến rạch Long Khốt                                   13,2 (41%)
- Từ sông Tiền theo các kênh ngang                                             2,5 (8%)
- Qua Quốc lộ 30                                                                                9,3 (26%)
- Qua Quốc lộ 1                                                                                  10,8 (30%)
- Qua sông Vàm Cỏ Tây (tại Tân An)                                             10,2 (39%)
- Qua sông Vàm Cỏ Đông                                                                2,0 (22%)
Qmax lũ ra 1996 từ Phong Mỹ tới Mỹ Tho (m3/s)                         4.880

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 

2.1 Kiểm soát dòng chảy lũ
             Nguyên nhân ngập lũ ở vùng ĐTM là do nước lũ sông Mekong, thủy triều ở Biển Đông, mưa ở nội đồng, địa hình, địa mạo, mạng lưới sông ngòi kênh rạch, các đường giao thông và các tác động khác của con người. Mức độ ngập lũ ở ĐTM tùy theo không gian và thời gian trong mùa lũ. Độ ngập sâu giảm dần theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Từng năm lũ lớn độ duy trì cấp mực nước khác nhau, thời gian duy trì cấp mức nước cũng khác nhau. Lũ ở thượng nguồn sông Mekong tràn vào ĐTM vào theo 2 hướng:
-           Tràn qua 185 km biên giới Việt Nam-Campuchia
-           Theo các kênh rạch ngang từ sông Tiền sang phía sông Vàm Cỏ, đoạn từ Phong Mỹ lên Hồng Ngự vào (kênh Hồng Ngự, An Bình, Đồng tiến, rạch Đốc Vàng Hạ…). 
-            Mưa nội đồng chỉ chiếm 4-10% tổng lượng so với tổng lượng ngoại lai nên lượng mưa chỉ làm tăng mức độ ngập chứ không phải là nguyên nhân chính.
-          Thủy triều biển Đông truyền lên theo sông Tiền và hệ thống sông Vàm cỏ cũng tương tự như đối với mưa, nếu lũ về gặp đỉnh triều cao thì làm tăng mức độ ngập và ngược lại.
-            Hệ thống công trình dẫn và thoát lũ hiện có cũng ảnh hương như vậy.
Đối với những năm lũ lớn, tổng lượng nước lũ tràn qua biên giới vào ĐTM lên tới 58 tỷm3, với lưu lượng lớn nhất theo thực đo và tính toán lên tới 10.000 m3/s. 
Như vậy, cơ sở thứ nhất là: Nếu kiểm soát được lượng lũ tràn qua biên giới và ở sông Tiền vào vùng ĐTM thì hoàn toàn có thể kiểm soát được mức nước lũ và điều khiển lưu lượng lũ vào vùng này.

2.2 Kiểm soát dòng phù sa
-           Hàm lượng phù sa trên sông Tiền:
            Căn cứ vào số liệu đo đạc bùn cát tại 2 vị trí Tân Châu và Châu Đốc 3 tháng mùa lũ tháng VIII, IX, X trong 4 năm 1980, 1981, 1982 và 1997 có thể đánh giá như sau:
Tại Tân Châu, độ đục trung bình 800-900 g/m3, trong đó tháng VIII có hàm lượng cao nhất sau đó giảm dần. Ngay trong mùa lũ độ đục cũng biến đổi khá lớn, có thời điểm chỉ đạt 200-300 g/m3 (17/VIII/1981), trong khi đó độ đục trung bình mùa cạn chỉ giao động từ 5-100 g/m3. Hàm lượng phù sa giảm dần về phía hạ lưu.
-        Hàm lượng phù sa đo năm 1991 (g/m3)

Vị trí

Tháng VIII

Tháng IX

Tháng X

Tân Châu

880 687 789

Hồng Ngự

840 610 289

An Long

568 516  

An Phong

336 240 110

Phong Mỹ

407 246  
-        Hàm lượng phù sa dọc biên giới Việt Nam-Campuchia:
Trong mùa lũ năm 1996, từ ngày 10/VIII đến 10/XII, trên dải biên giới đã bố trí 12 trạm quan trắc thường xuyên và phân tích nhiều chỉ tiêu về chất lượng nước, trong phạm vi báo cáo này giới thiệu 2 chỉ tiêu chính: phù sa và độ chua pH. Kết quả thu nhận được cho thấy, hàm lượng phù sa dọc biên giới chỉ bằng 1/15-1/20 hàm lượng phù sa trên sông chính và nó giảm dần từ tháng VIII đến tháng XII. Nước không thấy bị nhiễm phèn, chỉ số pH đo được lớn hơn 5. 
-         Hàm lượng phù sa nội đồng: 
Phù sa sông Tiền không có khả năng đưa sâu vào nội đồng vì lượng nước tràn qua biên giới là dòng chủ lưu ngăn cản dòng chảy từ sông Tiền vào ĐTM. Qua đo đạc và tính toán cho thấy lượng nước lũ tràn từ biên giới chiếm 88%, còn từ sông Tiền vào chỉ chiếm 12% tổng lượng nước vào ĐTM. Trên kênh Phước Xuyên nằm cách sông Tiền khoảng 30 km, hàm lượng phù sa chỉ còn 20-30 g/m3.
Cơ sở thứ hai là: Kiểm soát lũ tràn biên giới vào ĐTM chính là đẩy lượng nước ô nhiễm, nước ít phù sa từ nội đồng Campuchia ra sông Tiền-sông Vàm Cỏ. Lấy thật nhiều nước chưa ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm, nước nhiều phù sa từ sông Tiền vào nội đồng.

2.3 Kiểm soát lan truyền chua phèn

           Nước chua trong ĐTM là do phèn nội tại được sản sinh từ đất phèn (chiếm 56% diện tích tự nhiên). Mùa khô đất phèn bị ôxy hóa đến đầu mùa mưa thì quá trình phản ứng hóa học xảy ra. Một lượng nước phèn sinh ra và chúng lan truyền trên đồng và trên kênh rạch làm cho 70% diện tích đất bị nhiễm phèn với độ pH từ 3,0-4,2. Thời gian nhiễm phèn từ tháng V đến hết tháng VII, cá biệt tại một số khu vực thấp trũng được gọi là " trung tâm phèn" nổi tiếng như Bắc Đông, Tràm Chim, Bo Bo... thời gian nhiễm phèn kéo dài 5-6 tháng và ngay cả cuối mùa lũ (XII, I) vẫn còn nuớc phèn ở các đầm đìa, kênh rạch lung trũng ở các vùng trên. Kiểm soát lũ tràn sẽ giúp có điều kiện để dùng nước lũ đẩy nhanh chua phèn vào đầu và cuối mùa mưa.

2.4 Kiểm soát xâm nhập mặn

            Nước mặn biển Đông được thủy triều đưa vào ĐTM theo 2 hướng: (i) sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây xâm nhập vào phía Đông Nam ĐTM; (ii) sông Tiền qua các rạch Nguyễn Tấn Thành, Bảo Định, Chợ Gạo xâm nhập vào phía Nam ĐTM.
Trong 2 hướng xâm nhập thì hướng theo 2 sông Vàm Cỏ là nghiêm trọng nhất. Ranh giới mặn 4 g/l trên sông Vàm Cỏ Đông đến Xuân Khánh cách biển 130 km, trên sông Vàm Cỏ Tây đến Tuyên Nhơn cách biển 149 km. Trên sông Tiền tại Mỹ Tho cách biển 43 km. Các năm gần đây 1990, 1993 và năm 1998 nước mặn xâm nhập sâu, thời gian duy trì dài và nồng độ cao hơn. Diễn biến mặn rất phức tạp, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá đi tìm nguyên nhân tình trạng này, trong đó có vấn đề về nguồn nước sông Tiền đưa vào ĐTM. 
           Vậy, cơ sở thứ ba là: Kiểm soát lũ tràn biên giới vào ĐTM mà không làm ảnh hưởng tới lượng nước dùng để thau chua-rửa phèn gia tăng sự xâm nhập mặn trong cùng điều kiện.
           Phù hợp với hiệp định về Hợp tác phát triển bền vững hạ lưu sông Mekong mà 4 nước hạ lưu sông Mekong là Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký tại Chieng Rai (Thái Lan) ngày 05/4/1995. Yêu cầu khi tính toán xây dựng công trình lũ phải đảm bảo duy trì hiện trạng mực nước lớn nhất 1961 tại Tân Châu (5,28 m) và Châu Đốc (4,94 m). Không làm gia tăng độ ngập ở vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ, bao gồm đỉnh lũ và thời gian ngập lũ. 
           Kết hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, trước hết là giao thông, bố trí dân cư, sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp, không gây mâu thuẫn, giảm giá thành xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Các công trình kiểm soát lũ vận hành thuận lợi ứng với các trận lũ khác nhau để phục vụ tích cực cho các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội toàn vùng Đồng Tháp Mười. Kết hợp với các ngành giao thông, xây dựng và 2 tỉnh tạo điều kiện hình thành tuyến đường quốc lộ N1 và tuyến dân cư biên giới, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong vùng, bảo vệ an ninh biên giới phía tây Nam của Tổ quốc.
Từ đó, cơ sở thứ tư là: Công trình và hệ thống công trình kiểm soát lũ tràn biên giới vào ĐTM phải đã phục vụ tối đa vào mục tiêu phát triển tổng hợp vùng.

3. Tóm tắt quy hoạch kiểm soát lũ vùng ĐTM

Tóm tắt quy hoạch hệ thống công trình kiểm soát lũ vùng ĐTM

3.1 Kết quả nghiên cứu hệ thống công trình kiểm soát lũ tràn biên giới vào ĐTM

-           Xây dựng tuyến ngăn lũ và kiểm soát lũ dọc theo bờ Nam kênh Tân Thành-Lò Gạch, cao trình đỉnh lũ +6,5 m tại Hồng Ngự và +5,5 m tại Vĩnh Hưng. Nạo vét và mở rộng kênh Tân Thành-Lò Gạch đợt 2 với chiều rộng đáy kênh 24-32 m, cao trình đáy -3,0 m.
-           Trên tuyến ngăn lũ xây dựng 10 cống, trong đó có 5 cống để kiểm soát lũ. Tuyến ngăn lũ này kết hợp xây dựng tuyến Quốc lộ N1 và phân bố dân cư làm thành tuyến phòng thủ ven biên giới. Quy mô cống KSL được điều chỉnh mở rộng sau khi kết hợp bài toán KSL của Campuchia.
-           Mở rộng 3 cửa thoát lũ trên tuyến đường Nam Sở Thượng đủ thoát lũ ra sông Tiền từ Hồng Ngự đi Tân Châu là cột điện số 10, Trà Đư-Cây Đa và Cái Sách -Nam Hang. Hệ thống này có khả năng thoát được khoảng 3.700 m3/s.
-           Nạo vét 4 kênh thoát lũ ven sông Tiền là kênh 2/9, Kháng Chiến, Bình Thành, Thống Nhất nối với các đường thoát lũ Đốc Vàng Hạ, Đốc Vàng Thượng và cửa Ba Răng để thoát được 3.000 m3/s, mở rộng kênh Sông Trăng nối với rạch Cà Rưng và kênh Cả Gừa với B= 20 m, đáy -3,0 m; mở rộng kênh 28 với B= 20 m, đáy -3,0 m. 

3.2 Những nghiên cứu bổ sung sau lũ năm 2000

1. NCKT hệ thống khiểm soát lũ tràn biên giới vào ĐTM do Cơ sở 2, Đại học Thuỷ lợi thực hiện:
           Sau năm 2000, để có thêm cơ sở khoa học cho Hệ thống kiểm soát lũ tràn biên giới vào ĐTM, Bộ NN&PTNT đã giao cho Cơ sở 2, Trường Đại học Thuỷ lợi nghiên cứu hệ thống kiểm soát lũ tràn biên giới vào ĐTM mang tính đề xuất.
-           Hệ thống khiểm soát lũ tràn biên giới vào ĐTM về cơ bản vẫn tuân thủ 04 cụm công trình như Phân viện KSQHTL Nam bộ nêu ra, Riêng công trình Tân Thành- Lò Gạch có đoạn cuối (14 km, từ Cái Cái đến Cả Môn lấy tuyến bờ Nam kênh Hồng Ngự làm cơ sở tuyến chính).
             Phương án tuyến này có ưu điểm là không phải mở rộng 19 km tuyến thoát lũ dọc kênh 28 từ Thái Trị tới Bình Châu, tăng lượng nước vào cho kênh Hồng Ngự từ sông Tiền vào mùa khô nhưng đã làm tăng diện tích phát triển thích nghi (phía trên tuyến kiểm soát lũ) từ 39.000 ha lên 70.000 ha. 
2. Tiêu thoát nước qua cống trên sông Vàm Cỏ:
             Nhằm đánh giá tác động của cống Vàm Cỏ đối với vùng ngập ĐTM, Phân Viện KSQHTL Nam bộ đã tính toán xem xét đến tổng lượng lũ vào, ra và mực nước trên vùng ngập ĐTM trước và sau khi có cống đối với 2 năm lũ 1996 và 2000.
-           Với lũ 2000, biên triều và mưa theo năm 2000: 
+ Tổng lượng lũ (tỷ m3):
TT                       Đặc trưng                        Khi chưa có cống            Khi có cống
1                 Tổng lượng lũ vào ĐTM             58,093                                  58,102 
2                 Tổng lượng lũ ra khỏi ĐTM        61,810                                 61,808 

+ Mực nước (m)
TT                       Đặc trưng                        Khi chưa có cống             Khi có cống
1                    Mộc Hóa                                            3,76                                  3,76
2                    Tuyên Nhơn                                      2,73                                   2,73
3                    Tân An                                                1,92                                  1,88
4                     Thượng lưu cống                            1,86                                  1,67

+ Lưu lượng thoát trên VCT
TT                   Đặc trưng                         Khi chưa có cống              Khi có cống
1                    Q trung bình thoát lũ (m3/s)                 1.431                            1.458
2                    Tổng lượng thoát lũ (tỷ m3)                  18,916                          19,268

           Như vậy khi có cống khả năng thoát lũ tăng thêm là 0,352 tỷ m3, nghĩa là tăng thêm khoảng 2,0% tổng lượng lũ thoát qua sông Vàm Cỏ.
-          Nhận xét kết quả mô phỏng khi chưa có cống Vàm Cỏ:
Vì ĐTM là một đồng lũ kín, tương đối bằng phẳng, hàng năm lượng lũ tràn về là rất lớn và tốc độ ngập nhanh, xu thế lũ rất phức tạp. Lũ từ biên giới tràn về, từ sông Tiền chảy vào, cộng với chế độ thuỷ triều là bán nhật triều làm cho khả năng thoát lũ rất chậm (độ chênh lệch của chân triều là rất thấp). 
-           So sánh với kết quả tính toán cho thấy sự phù hợp giữa mô phỏng với xu thế thực tế của lũ 2000. 
-           Nhận xét kết quả mô phỏng khi có cống Vàm Cỏ:
            Theo kết quả tính toán, thì khi bố trí thêm cống Vàm Cỏ thì xu thế lũ so hiện trạng không bị phá vỡ. Kết quả tính toán cho thấy mực nước, tổng lượng lũ chảy vào và chảy ra ĐTM có biến đổi nhưng chưa thật như mong muốn. Cụ thể như sau: 
.           Mực nước tại Tân An khi có công trình rút xuống 4-5 cm so với hiện trạng.
.           Tại Mộc Hóa, Mỹ Phước, Mỹ An... mực nước thay đổi rất nhỏ.
             Điều này phản ánh đúng xu thế nước lũ trong khu vực ĐTM là tốc độ ngập lũ rất nhanh, nước chưa kịp rút thì nước lũ đã tràn về. 
             Thông qua kết quả tính toán, đánh giá so sánh về xu thế lũ trước và sau khi có cống Vàm Cỏ thì thấy rằng: Nhìn chung mực nước trong ĐTM có biến đổi theo chiều hướng có lợi khi có cống Vàm Cỏ nhưng chưa thật nhiều. Do vậy, nếu chỉ xét riêng cống Vàm Cỏ thì tác dụng có thể còn hạn chế, nhưng khi xem xét kết hợp thêm với các giải pháp khác có thể tăng khả năng tiêu thoát qua cống này. 
4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 
             Nghiên cứu hệ thống công trình kiểm soát lũ tràn biên giới VN-CPC về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện nay đòi hỏi phải có những nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp bởi những lý do sau đây:
-            Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐTM tiếp tục diễn biến theo hướng nông nghiệp-thủy sản.
-           Chính phủ đã phê duyệt Giai đoạn 2 của “Chương trình Cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ ĐBSCL”, theo đó tiếp tục đầu tư để đưa các hộ dân cư vào các cụm tuyến dân cư vượt lũ.
-           Hệ thống giao thông đường bộ bắt đầu hướng tới “tỉnh lộ, huyện lộ vượt lũ”.
-           Vấn đề nghiên cứu thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu đã được Liên hợp quốc đặt lên bàn hội nghị mà theo đó Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng nước biển dâng. Đã đến lúc phải đặt ra vấn đề đưa sản xuất lúa ngay trong mùa lũ do hiện tượng này và do nhu cầu dùng nước mùa kiệt của các Quốc gia phía thượng lưu Mekong. 
-          Các quốc gia vùng thượng lưu Mekong đang tiếp tục các dự án thủy điện mà theo nguyên tắc chung thì sẽ giảm lũ cho hạ lưu. 
-         Trận lũ năm 2000 rõ ràng là trận lũ lịch sử bởi mưa trên toàn lưu vực với thời gian dài kết hợp với thủy triều cao.
           Sáu yếu tố cơ bản nêu trên khiến áp lực về kiểm soát lũ giảm đi đáng kể và nếu có tiêu chí kiểm soát lũ thì phải triệt để hơn nữa.