VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

Thẩm định Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Hậu Giang.

         Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, đơn vị tư vấn dự án căn cứ vào điều kiện tự nhiên, hiện trạng công trình thủy lợi và hiện trạng sản xuất nông nghiệp đã chia ra 5 tiểu vùng cấp nước, mỗi tiểu vùng chia thành nhiều ô thủy lợi. Tiểu vùng I (đông quốc lộ 1A) có quy mô diện tích tự nhiên 21.000 ha, tiểu vùng II (bắc kênh Xà No) có diện tích 16.000 ha, tiểu vùng III (nam kênh Xà No-bắc kênh Nàng Mau) có diện tích 42.000 ha, tiểu vùng IV (nam kênh Nàng Mau-bắc kênh Lái Hiếu, Cái Lớn) có diện tích 30.000 ha, tiểu vùng V (nam kênh Lái Hiếu-Xẻo Chít) có diện tích 52.000 ha. Hệ thống kênh cấp I trong toàn tỉnh có 27 tuyến kênh với tổng chiều dài gần 600 km phục vụ cho 166.000 ha đất tự nhiên trong tỉnh, một số bị bồi lắng, sạt lở… ảnh hưởng đến dòng chảy nên hạn chế tiêu nước vào mùa lũ, gây ngập úng. Hệ thống kênh cấp II có 266 tuyến kênh với chiều dài trên 1.300 km và hệ thống kênh cấp III có 558 tuyến kênh với chiều dài trên 1.600 km.

Đơn vị tư vấn đưa ra 3 phương án phát triển thủy lợi, trong đó, phương án 1, ở bắc kênh Xà No hoàn chỉnh hệ thống cống đầu mối, đầu tư hoàn chỉnh các công trình nội đồng, phía nam kênh Xà No kiểm soát lũ bằng các ô bao theo kênh cấp I, II và quy mô ô bao dưới 500 ha, xây dựng các cống tại đầu các kênh cấp III để chủ động điều tiết nước tưới tiêu, xây dựng hệ thống bơm điện phục vụ tưới tiêu. Kinh phí thực hiện phương án 1 là 14.997 tỷ đồng, phương án 2 là 16.286 tỷ đồng, phương án 3 là 14.996 tỷ đồng. Đơn vị tư vấn đưa ra phương án chọn là phương án 1.

Các phản biện 1, 2, 3 thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và đại diện các sở, ngành, địa phương đã đóng góp ý kiến đối với đơn vị tư vấn về điều chỉnh, bổ sung một số ý trong dự án, xem lại các số liệu cho chính xác, kinh phí thực hiện dự án quá lớn nên khó thực hiện, cần gắn sâu với các dự án về chống biến đổi khí hậu, ngoài cây lúa cần quan tâm đến việc giải quyết thủy lợi cho các loại cây nông nghiệp khác, cần đưa các giải pháp cụ thể trong thực hiện và sát thực với tình hình thực tế địa phương.


 

Quang cảnh hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Nhơn nhận định đơn vị tư vấn đã thiết kế dự án chi tiết, đầy đủ, có chất lượng tốt và chỉ đạo: Đơn vị tư vấn cần bổ sung cơ sở pháp lý được căn cứ để thực hiện dự án, chỉnh sửa số liệu đất đai, hiện trạng, tên địa danh cho chính xác, đánh giá chính xác hiệu quả thực hiện thủy lợi trong thời gian qua để làm cơ sở thực hiện trong thời gian tới. Đề nghị đơn vị tư vấn cập nhật các văn bản quy hoạch, dự án lớn có liên quan của Chính phủ về đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có Hậu Giang. Trong giải pháp thực hiện cần chia ra các giai đoạn đầu tư 2012-2015, 2016-2020, 2021-2025 và sau 2025, trong đó có ưu tiên các công trình trọng điểm, làm rõ giải pháp về giai đoạn đầu tư, giải pháp ưu tiên và nguồn vốn đầu tư. Trong quy hoạch thủy lợi cần gắn liền với giao thông để dễ quản lý. Cần sửa chữa, hoàn chỉnh dự án trong tháng 12 để trình UBND tỉnh vào đầu năm 2013./.

Du Nguyên