VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

Thủ tướng: Chủ động sớm nhất, giảm thiểu thiệt hại hạn mặn mùa khô 2020-2021

Đây là lần thứ hai trong vòng một năm qua Thủ tướng trực tiếp làm việc về công tác phòng chống hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.

Chiều 23/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị “Triển khai công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 2020-2021, khu vực ĐBSCL”.

Chuẩn bị thật sớm để giảm thiểu thiệt hại

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, theo dự báo, mùa khô năm 2020 - 2021 hạn mặn có thể còn nặng nề hơn. Vì vậy vấn đề đặt ra cho trước mắt và lâu dài làm sao hạn chế thấp nhất tổn thất cho người dân.

Thủ tướng chủ trì hội nghị phòng chống hạn mặn mùa khô 2020 - 2021 vào chiều ngày 23/9 tại Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Thủ tướng chủ trì hội nghị phòng chống hạn mặn mùa khô 2020 - 2021 vào chiều ngày 23/9 tại Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Thủ tướng nhấn mạnh, theo dự báo, mùa khô năm 2020 - 2021 hạn mặn vẫn rất nặng nề. Vấn đề đặt ra cho trước mắt và lâu dài là tìm giải pháp hạn chế thấp nhất tổn thất.

Chúng ta nhớ lại mùa khô năm 2016, hạn mặn rất nặng, nhiều cánh đồng khô cháy dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn. Năm nay cũng xảy ra hạn mặn nặng tương tự nhưng thiệt hại giảm đáng kể là nhờ chủ động phòng chống, né thời vụ, xử lý tốt vấn đề nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Năm 2019 - 2020 sản xuất lúa được mùa, trúng giá. Nếu chúng ta chủ động ngay từ đầu thì thiệt hại sẽ giảm thiểu rất lớn. Đây là kết quả cần phát huy trong những mùa vụ tới, trước hết là vụ đông xuân 2020 - 2021.

Bên cạnh đó, tuy theo hướng thuận thiên nhưng vẫn phải có các công trình thủy lợi cứng hóa cho ĐBSCL. Chiến lược chuyển đổi trong mùa khô phải đặt ra ngay từ bây giờ.

“Chúng ta cần phải nhận thức vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn là vấn đề không thể tránh, chỉ có thể hạn chế. Từ nay, trở thành một câu chuyện bình thường trong đời sống ở ĐBSCL”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt là chỉ thị của Thủ tướng đối với chính quyền địa phương các cấp, các địa phương phải có kế hoạch thực hiện việc này. Từ chuẩn bị hồ nước ngọt cho tới các bể chứa... đảm báo đủ nước không chỉ cho người dân mà còn cho chăn nuôi gia súc. Đảm bảo thích ứng trong tình hình mới, giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, trái cây, thủy sản…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm vườn sầu riêng tại xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Thống Nhất.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm vườn sầu riêng tại xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Thống Nhất.

Thủ tướng nhắc lại Chỉ thị 36, trong đó nhấn mạnh tiếp tục truyền thông cho từng hộ dân về nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô để người dân chủ động hơn, có biện pháp ứng phó phù hợp.

“Phát huy tinh thần 4 tại chỗ, bắt đầu từ người dân, từ cơ sở là chính trong phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập. Mỗi gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ vườn cần trữ nước sinh hoạt cho gia đình trước. Nhà nước tập trung lo cho gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn.

Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN-PTNT thường xuyên theo dõi chặt chẽ nguồn nước, dự báo đủ tin cậy, thông tin kịp thời đến với các tỉnh, người dân. Các tỉnh kịp thời chỉ đạo ngành nông nghiệp thực hiện các giải pháp ứng phó phù hợp. Bộ NN-PTNT theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, giám sát tổ chức dự báo xâm nhập mặn.

Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nhất là lịch thời vụ cho phù hợp với điều kiện nguồn nước, hạn chế tối đa hạn hán, xâm nhập mặn. Tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chỉ gieo sạ ở vùng đảm bảo nguồn nước tưới”, Thủ tướng yêu cầu.  

Bên cạnh cuộc chiến chống hạn hán, Thủ tướng nhấn mạnh không được quên câu chuyện cũ là chống lũ. Năm nay, lũ ở sông Mê Công sẽ muộn hơn so với các năm. Tuy nhiên, cơ quan phòng chống thiên tai không được chủ quan, cần theo dõi chặt chẽ để triển khai các biện pháp ứng phó khi có lũ. Một tinh thần lớn là khi có lũ phải đảm bảo an toàn. Hạn chế thiệt hại thấp nhất cho người dân.

Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường báo cáo với Thủ tướng: Nguồn nước ở ĐBSCL phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công. Do vậy, nguồn nước sông Mê Công đóng vai trò cốt yếu ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Nông dân Cai Lậy, Tiền Giang, xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ, đây là việc làm cần cân nhắc khi hạn hán xảy ra. Ảnh: Minh Đảm.

Nông dân Cai Lậy, Tiền Giang, xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ, đây là việc làm cần cân nhắc khi hạn hán xảy ra. Ảnh: Minh Đảm.

Từ đầu mùa mưa năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Công thiếu hụt từ 30 - 40% so với trung bình nhiều năm (TBNN), dòng chảy sông Mê Công ở mức rất thấp; Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho ĐBSCL trong các tháng mùa khô, hiện trữ được thấp hơn TBNN gần 77%, so với năm 2015 và năm 2019 từ 35-45%.

Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và thế giới, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Công trong những tháng cuối năm 2020 có khả năng ở mức cao hơn TBNN.

Tuy nhiên, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy điện thượng nguồn hiện đang ở mức thấp. Các hồ thủy điện sẽ tăng cường tích nước, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các nước thượng nguồn sông Mê Công nên tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô 2020 - 2021 có khả năng thiếu hụt từ 20 - 35%.

Đến nay, đã qua gần hết mùa lũ nhưng mực nước lũ đều ở mức thấp. Dự báo, đỉnh lũ năm 2020 ở đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng ở mức dưới báo động I và xuất hiện muộn vào khoảng giữa tháng 10. Tình trạng lũ thấp làm suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, cơ hội sử dụng lũ để cải tạo đồng ruộng là không thể. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện khá thuận lợi cho canh tác lúa thu đông do hệ thống đê bao, bờ bao đủ khả năng bảo vệ.

Một số giải pháp quan trọng

Cập nhật liên tục hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công và ĐBSCL. Tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn (đến mức ≤ 1g/lít), kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn để triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp.

Rà soát, xây dựng cụ thể kế hoạch đắp đập tạm ngăn mặn, sửa chữa, nâng cấp các ô bao, bờ bao, các cống để vừa đảm bảo ngăn lũ, triều cường và ngăn mặn. Xác định vị trí, quy mô công trình, vùng tích trữ nước ngọt, lưu ý trữ nước dành riêng để cung cấp cho sinh hoạt và cây ăn trái.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để kịp thời đưa vào vận hành chống hạn. Tổ chức vận hành hợp lý công trình thủy lợi để lấy, tích trữ được cao nhất lượng nước ngọt xuất hiện trong thời kỳ xâm nhập mặn. Phân chia, điều tiết nguồn nước mặn, ngọt bảo đảm phục vụ cho các mục tiêu dùng nước, tuyệt đối không để xảy ra tranh chấp, xung đột nguồn nước.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Minh Đảm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Minh Đảm.

Đối với nước sinh hoạt, tổ chức rà soát, cân đối nước sinh hoạt tại chỗ, trữ nước theo hộ gia đình, ấp, khóm, xã, huyện, tỉnh. Kết nối, liên kết nguồn nước giữa các mùa, vùng trong khu vực. Xây dựng các khu trữ nước ngọt dành riêng phục vụ sinh hoạt, bảo đảm tích trữ đủ nước trong trường hợp xâm nhập mặn xảy ra theo kịch bản cực đoan nhất.

Đối với cây ăn trái, tổ chức rà soát diện tích vườn cây ăn trái chi tiết đến từng loại cây trồng của từng xã, huyện, hướng dẫn người dân tính toán, cân đối nguồn nước tưới cần thiết trong toàn bộ thời gian ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó như tích nước theo mương liếp, túi trữ nước.

Tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật trồng trọt để phục hồi các vườn cây ăn trái bị ảnh hưởng của hạn, mặn năm 2019 - 2020. Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, cắt, tỉa cành phù hợp với điều kiện hạn hán.

Đối với sản xuất lúa, khoanh vùng sản xuất an toàn, không tổ chức sản xuất ở vùng nguồn nước không chắc chắn. Bố trí thời vụ hợp lý, chủ động xuống giống sớm vụ đông xuân 2020-2021 cho những vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn để hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Tập trung xuống giống trong tháng 10 và tháng 11/2020, kết thúc xuống giống trong tháng 12/2020. Với tình hình nguồn nước như dự báo, dự kiến diện tích sản xuất vụ đông xuân 2020-2021, ở mức như vụ đông xuân 2019-2020 la fkhoảng 1,54 triệu ha.

Bộ NN-PTNT vừa mới bàn giao 3 cống ngăn mặn hiện đại giúp Trà Vinh và Vĩnh Long tăng cường năng lực ứng phó hạn mặn. Ảnh: Minh Đảm.

Bộ NN-PTNT vừa mới bàn giao 3 cống ngăn mặn hiện đại giúp Trà Vinh và Vĩnh Long tăng cường năng lực ứng phó hạn mặn. Ảnh: Minh Đảm.

Xâm nhập mặn có nguy cơ tác động đến sản xuất và dân sinh

Về nuôi trồng thủy sản, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến các vùng nuôi tôm nước lợ quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm lúa tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre. Các hộ nuôi cá lồng trên hệ thống sông Cửu Long và vùng nuôi nhuyễn thể tại Tiền Giang và Bến Tre.

Về cây ăn trái, tổng diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng từ 50.000 - 80.000 ha, chủ yếu ở các địa phương: Tiền Giang 22.000 - 37.000 ha, Bến Tre 15.000 - 22.000 ha, Long An 6.000 - 7.500 ha, Sóc Trăng 3.000 - 6.500 ha, Vĩnh Long 1.800 - 3.000ha, Hậu Giang 1.600 - 5.000 ha.

Về lúa, tổng cộng từ 85.000 - 100.000 ha lúa ảnh hưởng, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Sóc Trăng 36.000 - 42.000ha, Trà Vinh 14.000 - 16.000 ha, Tiền Giang 11.000 - 12.000 ha, Bến Tre 12.000 ha, Long An 6.000 - 8.000 ha, Cà Mau 6.000 ha,...

Về nước sinh hoạt, nguy cơ gây thiếu nước sinh hoạt cho khoảng 71.000 hộ (khoảng 14.500 hộ bị ảnh hưởng từ công trình cấp nước tập trung và 56.500 hộ bị ảnh hưởng từ công trình cấp nước hộ gia đình), tập trung ở các tỉnh: Bến Tre (20.000 hộ), Sóc Trăng (11.300 hộ), Cà Mau (17.400 hộ), Long An (7.900 hộ), Kiên Giang (9.300 hộ), Trà Vinh (1.400 hộ), Bạc Liêu (3.300 hộ).

Ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang: Tập trung bảo vệ 80.000 ha cây ăn trái.

Ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang: Tập trung bảo vệ 80.000 ha cây ăn trái.

Để ứng phó với hạn mặn năm 2021, Tiền Giang kiên quyết thực hiện chuyển vụ, cắt vụ để cho lịch thời vụ đúng với lịch của Bộ NN-PTNT. Năm rồi, người dân không chấp hành, nên số thiệt hại phần lớn do người dân tiếc sạ sau. Nếu người dân chấp hành thì gần như không có thiệt hại. Sau khi giải quyết vấn đề này thì tỉnh sẽ tập trung các nguồn lực bảo vệ 80.000 ha cây ăn trái, nhất là nguồn nước. Nước sản xuất, sinh hoạt cho người dân sẽ tiếp tục cung cấp đủ.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau: Quyết liệt gia cố các công trình thủy lợi.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau: Quyết liệt gia cố các công trình thủy lợi.

Chúng tôi đang tập trung quyết liệt chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh gia cố các công trình thủy lợi để mùa khô tới giảm thiểu tối đa hư hỏng; gia cố sửa chữa các tuyến đường nông thôn ven các kênh rạch vùng ngọt hóa để chống sạt lở. Tăng cường quản lý nạo vét lòng kinh. Nghiêm cấm đào xới bờ kinh tăng thêm độ sạt lở. Đóng các đập ngăn mặn, trữ ngọt.

Nếu như dự báo năm nay mặn đến sớm hơn chúng tôi sẽ đóng các cống đập này sớm hơn để trữ ngọt, bảo vệ rừng U Minh. Mở rộng mạng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn nhất là các vùng khó khăn. Không để người dân thiếu nước sinh hoạt.

NGỌC THẮNG – MINH ĐÃM