VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM

Trên 51 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế người dân ven Cái Lớn - Cái Bé

(Nongnghiep.vn) Trên 51,5 tỷ đồng thực hiện các mô hình sinh kế hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng khi triển khai đầu tư “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé”.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang phát biểu khởi động mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình, thuộc dự án 'Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé' giai đoạn 1. Ảnh: Trung Chánh.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang phát biểu khởi động mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình, thuộc dự án "Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé" giai đoạn 1. Ảnh: Trung Chánh.

Chiều 24/8, Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức hội nghị khởi động thực hiện mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thuộc dự án “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” giai đoạn 1.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tỉnh có bờ biển dài 200 km, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang tác động đến sản xuất, đời sống người dân, gây sạt lở đê biển, xâm nhập mặn… Vì vậy, việc triển khai xây dựng “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” là rất cần thiết, có tác động liên tỉnh, vùng hưởng lợi gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu…  

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1, được Bộ NN-PTNT phê duyệt quyết định đầu tư ngày 25/12/2018, với mục tiêu: Kiểm soát mặn, phát triển thủy sản ổn định vùng ven biển. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, tạo nguồn nước ngọt. Tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu chua cải tạo đất phèn. Kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ.

Quá trình xây dựng công trình và khi đi vào vận hành 'Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé', sẽ có một số hộ dân bị ảnh hưởng cần hỗ trợ sinh kế. Ảnh: Trung Chánh.

Quá trình xây dựng công trình và khi đi vào vận hành "Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé", sẽ có một số hộ dân bị ảnh hưởng cần hỗ trợ sinh kế. Ảnh: Trung Chánh.

Sau khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé được xây dựng, đi vào vận hành, sẽ giảm ảnh hưởng của thủy triều từ phía biển Tây nên ranh giới giáp nước dịch chuyển về phía biển Tây, tăng cường khả năng tiêu chua, thoát lũ, cấp nước ngọt cho vùng ven biển.

Tuy nhiên, để xây dựng công trình và khi đi vào vận hành, sẽ có một số hộ dân bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần hỗ trợ phát triển việc áp dụng các mô hình sinh kế bền vững theo hướng sản xuất an toàn sinh học, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân các huyện An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Gò Quao. Theo đó, sẽ thành lập và củng cố 20 tổ chức nông dân/hợp tác xã, xây dựng 26 mô hình sản xuất trình diễn theo hướng đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế, đáp ứng nhu cầu liên kết chuỗi.

Việc triển khai xây dựng 'Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé', có tác động liên tỉnh, vùng hưởng lợi gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu… Ảnh: Trung Chánh.

Việc triển khai xây dựng “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé”, có tác động liên tỉnh, vùng hưởng lợi gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu… Ảnh: Trung Chánh.

Tổng diện tích thực hiện các mô hình là 950 ha, gồm mô hình nước ngọt và ngọt - lợ luân phiên, trong đó cánh đồng lớn sản xuất lúa 300 ha, tôm – lúa 360 ha, cây ăn trái 60 ha, khóm – tôm 30 ha và kinh tế 3 tầng khóm – cau – dừa 200 ha. Tổng vốn thực hiện các mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là trên 51,5 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ là 28 tỷ đồng, còn lại vốn đối ứng của các hộ dân. Thời gian hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế trong 2 năm, từ 2020-2021.

Đ.T.CHÁNH